Một đứa trẻ lớn lên với tương lai mờ mịt, luôn chán nản cuộc
sống có thể chính là hậu quả do sự ảnh hưởng từ cha mẹ mà ra.
Thiên chức làm cha mẹ nghe
cao cả và gánh nặng đi kèm cũng không hề nhỏ bé gì. Sinh ra một đứa trẻ
không phải điều đơn giản, nuôi dạy chúng nên người lại càng khó khăn gấp
ngàn lần hơn. Dù biết “cha mẹ sinh con trời sinh tính” nhưng không thể
phủ nhận được ảnh hưởng từ tính cách của cha mẹ lên con là vô cùng lớn.
Một đứa trẻ muốn phát triển toàn diện
thì cần có nhiều yếu tố đi kèm như môi trường sống, trình độ giáo dục,
điều kiện kinh tế gia đình... Nhưng không thể đưa ra một thước đo chuẩn
mực nào để coi là lí tưởng trong việc giáo dục trẻ.
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả vẫn là
ảnh hưởng từ gia đình, từ tính cách cha mẹ lên con trẻ, tương lai sau
này của con có rực rỡ hay tăm tối, thành người hay thành mà phụ thuộc
rất nhiều vào thái độ, cách hành xử của bố mẹ đối với con ngay từ thuở
nhỏ.
Những người không thành công, thường
xuyên có vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu có khả năng cao là hậu quả
của cách cư xử của cha mẹ trong quá khứ sau đây:
1. Bố mẹ thường dùng roi vọt để dạy con
Xin đừng áp dụng câu nói “yêu cho roi
cho vọt” vào công cuộc dạy con, hành động này chỉ làm cho tình hình trở
nên tồi tệ hơn thôi. Con trẻ ngoài mặt sẽ khiếp sợ nhưng thâm tâm chưa
chắc phục bố mẹ, cũng như chúng sẽ bị ám ảnh về bạo lực từ các trận roi
đòn.
(Ảnh: Internet)
Một nghiên cứu của Thư viện quốc gia Mỹ đã
đúc kết rằng: các học sinh thường bị cha mẹ đánh sẽ có xu hướng dễ nỗi
nóng, bạo lực và trở nên hư hỏng khó trị hơn nhiều.
2. Bố mẹ độc đoán quá mức
Cũng như một mối hôn nhân mà người
chồng quá gia trưởng sẽ dễ bị bóp nghẹt, thì việc dạy con theo tư tưởng
độc đoán, nhất nhất phải nghe theo lời cha mẹ cũng dễ dàng giết chết
tương lai con.
Một vài bố mẹ cho rằng họ làm thế vì
họ yêu con, họ đủ trải đời để biết đâu là điều tốt, đâu là điều xấu cho
con mình, và việc của con chỉ là nghe theo. Nhưng con giun xéo lắm cũng
oằn, đến một lúc nào đó, khi nhận thức đứa trẻ đã trưởng thành hơn,
chúng sẽ thấy vô cùng bất mãn, tìm mọi cách để phá bỏ bức tường độc đoán
ấy mà phụ huynh có muốn thay đổi cũng đã quá muộn màng.
3. Kiểm soát con chặt như “tù nhân”
Từ khi có cuộc cách mạng internet thì
xã hội này trở nên phức tạp hơn hẳn. Một số bậc phụ huynh luôn kèm cặp
con mình vì sợ những thói hư tật xấu ngoài kia bủa vây lấy chúng, chúng
quá non nớt để hiểu, để chọn lọc và hư hỏng lúc nào không hay.
(Ảnh: Internet)
Nhưng kèm cặp con quá mức như “gà công
nghiệp” liệu có phải là lựa chọn sáng suốt nhất? Nếu bạn nuôi một con hổ
quá lâu trong sở thú, việc nó chết khi thả về rừng là điều dễ dàng xảy
ra. Kèm cặp và không để con nếm mùi đời chẳng khác nào bố mẹ tự cắt đi
“kháng sinh” vốn có trong mỗi đứa trẻ cả.
Những đứa trẻ bị kiểm soát quá mức
thường có xu hướng thu mình lại với xã hội, luôn sợ sệt, tự ti hơn với
các bạn đồng trang lứa. Vậy nên, đôi khi thả con đi cũng là cách giúp
con khôn lớn giỏi giang đấy.
4. Không tập cho con sống tự lập
Nhiều đứa trẻ được nuôi theo cách công
nghiệp hiện nay thiếu “kĩ năng mềm” trong cuộc sống trầm trọng. Vì tất
cả đã có bố mẹ lo thì con cần gì phải biết. Điều này là vô cùng nguy
hiểm, biết rằng cha mẹ nào không thương con nhưng liệu bạn có thể sống
để chăm con cả đời?
(Ảnh: Internet)
Chính vì vậy, nếu thương con hãy tập cho
con tự lập, phải cho con hiểu rằng, cuộc sống sau này là của con, con
phải tự đi trên đôi chân của chính mình, có vậy con trẻ mới có thể thành
người sớm được.
5. Bố mẹ la mắng con quá nhiều
Nếu có thể giết ruồi bằng mật ngọt vậy
sao ta cứ phải đập cho đau tay? Con nít á, không đứa nào không hảo ngọt
cả, chính vì vậy thay vì dạy con bằng cách la rầy mắng chửi, sao bố mẹ
không thử trò chuyện, giải thích tường tận như hai người bạn để con hiểu
ra vấn đề?
Một số nghiên cứu cho thấy rằng, những
đứa trẻ bị chửi mắng thường xuyên lúc bé lớn lên thường có biểu hiện
không bình thường, chửi mắng, quát tháo con, xúc phạm con bằng ngôn từ
sẽ ảnh hưởng đến tính cách của đứa trẻ một cách nghiêm trọng trong tương
lai.
Nguồn: Tạp chí phụ nữ
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét