Bạn có thể sử dụng rau thơm để chữa bệnh vô cùng hiệu quả mà không phải ai cũng biết.
Một số loại rau “thơm” hàng ngày thường
được dùng để làm gia giảm cho các món ăn, các loại rau này không chỉ làm
tăng sự hấp dẫn của món ăn đó mà còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh.
Cây rau mùi
Rau mùi có tác dụng trị kiết lỵ.
Trị chứng kiết lị: một vốc hạt mùi, sao
vàng, tán nhỏ. Pha 7-8g mỗi lần với nước, ngày uống 2 lần. Nếu lị ra
máu thì uống với nước đường; lị đàm thì uống với nước gừng, ngày uống
hai lần.
Tri chứng loét niêm mạc lưỡi: Kết hợp
rau mùi với rau húng chanh ngâm 2 loại trên với nước muối pha loãng rồi
nhai kỹ, nuốt lấy nước, nuốt dần dần, rất công hiệu.
Cây tía tô
Trị chứng cảm cúm không ra mồ hôi, ho
nặng: Nấu cháo gạo rồi thái chỉ 10g lá tía tô cho vào cháo, ăn nóng, đắp
chăn kín cho ra mồ hôi, bệnh sẽ khỏi. Hoặc dùng 15-20g lá tía tô tươi,
giã nát, đun sôi với nước, uống.
Chữa trúng độc do ăn hải sản: Nếu ăn hải
sản bị dị ứng, mẩn đỏ người thì dùng một nắm lá tía tô giã hay xay lấy
nước uống, bã xát vào chỗ mẩn ngứa. Hoặc có thể kết hợp với sinh khương
(8g), gừng tươi (8g), cam thảo (4g) đun với 600ml, cô lại còn 200ml,
uống lúc nóng, chia 3lần/ ngày.
Chữa táo bón: Khoảng 15g hạt tía tô,15g
hạt hẹ giã nhỏ, trộn với nhau chế thêm 200ml nước, lọc lấy nước cốt, nấu
cháo ăn rất tốt, đặc biệt là trị chứng táo bón lâu ngày ở người già và
người cơ thể bị suy yếu.
Cây thì là (thìa là)
Cây thìa là có thể dùng để trị chứng đái dắt.
Trị chứng đái rắt (đái són): lấy một
nắm thì là tẩm với nước muối, sao vàng, tán thành bột. Khi dùng, lấy
bánh dầy quết với bột trên, ăn. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm đối với
những người hay đi tiểu không có chừng mực, khi đi tiểu thấy đau buốt.
Trị chứng sốt rét: Những người đi rừng
lâu ngày bị sốt rét ác tính, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Để trị
chứng này, lấy hạt thì là tươi, giã, vắt lấy nước uống hay phơi khô hạt,
tán thành bột, sắc lấy nước uống.
Lá lốt
Lá lốt thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae),
Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi. Lá lốt có
công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy
đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra
nước, ra máu.
Lá lốt thường được dùng chữa các bệnh
sau: Chữa đau nhức xương khớp, chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng
âm đạo, ngứa, ra khí hư, chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, chữa bệnh tổ
đỉa ở bàn tay, chữa đau rang, chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc, giải
say nắng, chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt…
Sả
Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng
kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn
được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu.
Rau diếp cá
Rau diếp cá
Từ lâu rau diếp cá đã được y học cổ
truyền dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa… Gần đây y
học hiện đại cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của loại rau - cây
thuốc này như: kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng.
Cây này đã được ghi trong các sách thuốc
từ cách đây hàng nghìn năm. Với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc
do làm mát huyết trong cơ thể nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm
trong cơ thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát máu.
Hoặc khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá.
Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho
trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai
không dùng được Tân dược. Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại
tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.
Nguồn: Tạp chí phụ nữ
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét