Cái tên sẽ đi theo con cái suốt cả đời. Do đó, bất kỳ người làm cha, làm mẹ nào cũng muốn đặt một cái tên thật ý nghĩa. Bài viết sau sẽ chỉ cho
bạn cách đặt tên cho con theo âm điệu.
Hiện nay, ngoài những cách đặt tên cho con
theo phong thủy, ngũ hành,... thì việc đặt tên con theo âm điệu là một
trong những sự lựa chọn của các cặp vợ chồng. Tên theo âm điệu vừa dễ
nghe, dễ gọi và dễ đặt hơn những cái tên theo phong thủy, ngũ hành.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Tên (âm Hán Việt là Danh) vốn được kết hợp
từ một trong sáu cách tạo chữ Hán là “hội ý”, có ý nghĩa là: Trời tối,
tôi không thấy anh, anh không thấy tôi, lúc vấp vào nhau mới dùng miệng
nói tên mình ra, mới biết đối phương là ai. Điều này yêu cầu tên phải rõ
ràng. Ngoài yêu cầu cơ bản đó ra, họ tên phải có nhịp điệu tiết tấu
hay, nghe lọt tai.
Một đặc điểm của Tiếng Việt là âm điệu, khi viết thơ rất phải chú trọng, do đó khi đặt tên cũng không ngoại lệ.
Khi đặt tên cho con theo âm điệu nên chú ý những yêu cầu sau:
Một là phải chú ý đến thanh điệu, cái tên
của con mình nghe có hay không chính là sự kết hợp của thanh điệu. Thông
thường họ tên không nên dùng một thanh điệu. Theo thống kê của chúng
tôi, có thể chia thành 4 loại sau:
Một là ba từ cùng âm, đọc mất sức mà lại đơn điệu, ví dụ như Trần Hoàng Hà.
Hai là hai từ gần nhau cùng thanh điệu (tức là hai từ trước hoặc 2 từ sau) đọc dễ nghe hơn, ví dụ Trần Hùng Phú.
Ba là cả 3 từ đó có thanh điệu khác nhau, ví dụ Nguyễn Mạnh Linh.
Trong đó loại thức 3 và thứ 4 có hiệu quả
như nhau, bởi tuy có 2 từ cùng thanh điệu, nhưng không gần nhau nên tạo
ra sự khác biệt. Tên theo kiểu này dễ đọc dễ nghe, theo kết quả thống
kê.
Những tên gọi cùng âm điệu bao gồm những
yếu tố: 2 chữ đi đôi với nhau có thanh điệu khác nhau, tạo nên chuỗi âm
thanh biến hóa như những nốt nhạc trong bài hát; Âm hưởng của 2 chữ liền
nhau luôn khác nhau tạo nên âm thanh trầm bổng khác nhau; Đa số những
từ ở giữa tên có âm nhẹ, ngữ âm của chữ cuối cùng hơi mạnh. Cách đặt tên
như vậy làm cho nghĩa và âm của tên gọi mang nhạc điệu vàng ngọc.
Ngoài ra nếu họ kép mà mình thanh điệu (Âu
Dương), nếu đặt tên đơn thì tên đó cần khác thanh điệu; nếu đặt tên
kép, từ đầu tiên không nên cùng thanh điệu với họ. Còn nếu họ kép là
khác thanh điệu (Tôn Thất, Tôn Nữ) thì không phải chú ý.
Đặt tên cho con lấy cả họ bố và họ mẹ
Ngày nay, rất nhiều gia đình có xu hướng
lấy cả họ bố và họ mẹ đặt tên cho con mình. Thậm chí lấy họ bố làm họ
chính, còn họ mẹ đặt làm tên. Cách này cũng rất hay để nhắc nhở con nhớ
về truyền thống gia đình, về những gì cha mẹ dành cho con.
Nhiều gia đình khi sinh con thường đi xem thầy tướng số, tra tử vi, xem ngày giờ sinh, xem cung mệnh… rồi đặt tên cho con.
Nguồn: Tạp chí phụ nữ
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét