Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Người con gái đã dành cả thanh xuân cho mình…

Cho dù về sau có ra sao đi chăng nữa, thì anh ấy cũng sẽ không bao giờ có thể quên được người con gái đã dành cả thanh xuân cho mình…
Dường như càng trưởng thành, con người ta lại càng có nhiều cách để yêu nhau. Có người vừa chạm một cơn say nắng, không dứt được ra, đã coi như yêu say đắm từ lâu năm lắm rồi. Cũng có người bình an yên ổn với thứ tình yêu kéo dài lê thê từ năm này sang năm khác, không giông bão, không biến cố, ngày ngày mong chờ một cái kết đẹp cho tình yêu viên mãn.
Bên cạnh đó thì cũng có người yêu thì đồng tiền trong ví là mệnh giá cao hay thấp, chức tước địa vị của người yêu là giàu sang hay kén hèm. Rồi thì có người yêu thì một hình dung nóng bỏng, bắt mắt, tính cách hay ho… Dạng tình yêu này, người ta dễ tìm, dễ kiếm, dễ yêu và cũng lại càng dễ bỏ. Bởi lẽ thường, cái gì đến nhanh thì cũng ra đi rất vội.
Nhiều cô gái bây giờ hay được rủ tai nhau rằng: đừng dại mà đem hết thanh xuân của mình đi yêu một anh chàng nghèo kiết xác. Biết anh ấy không có tương lai, thì đừng đâm đầu vào, không sau này lại khổ. 


Nhưng thế nào mới là có tương lai? Một chàng trai không dựa dẫm vào sự nâng đỡ của gia đình, tự mình làm lụng, tự mình lập thân, đương nhiên anh ấy không thể một bước tiến tới thành công ngay lập tức. Rồi cũng sẽ có những lúc trắng tay và lênh đênh giữa muôn vàn bão tố. Nhưng chẳng lẽ vì anh ấy có chí, vì anh ấy tập trung đầu tư cho sự nghiệp, mà anh ấy không thể có được một người để yêu?
Những chàng trai có chí hướng sự nghiệp rõ ràng là đáng để yêu thương và tin tưởng đấy chứ? Bởi anh ấy đã xác định cực nhọc một thân một mình, để sau này vợ con được nhờ cậy. Bởi anh ấy đã không hoang phí những ngày trẻ trung nhiệt huyết của mình để đi tán tỉnh bâng quơ. Anh ấy chỉ biết có công việc, và anh ấy cũng xứng đáng để được một tình yêu chân thành đúng nghĩa.
Tất nhiên, mỗi chúng ta đều có một câu chuyện riêng. Mà ở đó, chẳng câu chuyện tình yêu nào giống với câu chuyện tình yêu nào. Chúng ta có thể bỏ mặc hết những khuyên can để yêu lấy một người. Và chúng ta cũng có thể vì một phút vô tâm hờ hững của người yêu mà rời đi… 


Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là: hãy để cho trái tim được đi đúng con đường dành riêng cho nó. Trên đời này không ai biết trước được tương lai sau này. Mọi câu chuyện tình dù có đi đến hồi kết bên nhau hay không thì vẫn là những câu chuyện đẹp. Bởi chúng ta đã từng dám tin, dám yêu, dám vì một ai đó mà thay đổi cả lý tưởng sống của mình, và cũng có một ai đó dành cho chúng ta điều tương tự. Bởi chúng ta đã từng bên nhau, đã từng cùng nhau tạo nên những kỉ niệm đẹp.
Hôm nay anh ấy có thể dành thời gian cho bạn ít hơn, nhưng chỉ cần trong lòng anh ấy ngoài bạn ra không còn một ai khác, thì đó đã là một chàng trai quá hoàn hảo để đặt cược một sự lựa chọn cho tương lai. Ngoài kia, thật sự có rất nhiều chàng trai sẵn sàng quan tâm tới bạn từng li từng tí, khi bạn buồn sẽ dắt bạn đi chơi, khi bạn thèm ăn món này món nọ đều được đáp ứng sẵn sàng… Nhưng cũng là những người ấy sẽ rời bỏ bạn đi rất mau khi đã không còn chút hứng thú nào với bạn nữa.
Yêu một chàng trai ở giai đoạn bắt đầu sự nghiệp chưa bao giờ là điều hạnh phúc nhất, vì anh ấy có thể thiếu thốn đủ bề. Nhưng bù lại, anh ấy chẳng bao giờ thiếu đi tình yêu thương dành cho cô gái của mình. Bởi anh ấy biết, cô gái này đã vì mình mà đánh cược với thanh xuân, cho nên anh ấy nhất định phải nỗ lực thật nhiều!

Tình yêu vốn dĩ không thể phân định đúng hay sai

Liệu tôi có thể trở thành bạn của cả hai, người yêu cũ và người yêu mới của anh ấy...
Tôi và anh quen nhau hơn 5 năm, cái khoảng thời gian không dài, không ngắn nhưng đủ lấy đi của tôi gần như hết tuổi trẻ, cái tuổi đẹp nhất của người con gái. Chia tay anh, tôi chật vật, tôi đau khổ. Rồi ngày tôi biết anh có người yêu mới, tim tôi như chết lặng bởi tôi còn thương anh quá nhiều, từng mảnh kỷ niệm như vụn vỡ.
Dù vậy, tôi vẫn không ngừng được thói quen nhớ anh, hằng ngày vào wall của anh, nhìn anh hạnh phúc bên người không phải tôi. Cái cảm giác yêu đơn phương người yêu cũ nó đau lắm! Tôi từng hận anh, từng oán trách vì sao có thể nhanh như vậy đã có người yêu mới, nhanh như vậy đã có thể lại hạnh phúc. Còn tôi, từng ngày bị nỗi đau thương bào mòn...


Nhưng rồi thời gian qua đi, mọi thứ phai mờ, vết thương cũng lành, trái tim không còn thổn thức mỗi lần có người nhắc đến tên anh, hay vô tình nhìn thấy hình ảnh anh ở đâu đó. Rồi tôi cũng tin, có lẽ chúng tôi hết duyên hết nợ, chẳng thể có được một happy ending như tôi ao ước, và tôi cũng tin chẳng có gì là tồn tại vĩnh hằng.
Một ngày đẹp trời, lời mời kết bạn được gửi đến, cái tên rất quen thuộc nhưng cũng khiến tôi ngạc nhiên vô cùng. Trang cá nhân của cô ấy hình như ngày nào tôi cũng dạo qua. Cô ấy là người yêu mới của anh_người từng là tất cả của tôi. Nếu là lúc trước có lẽ tôi sẽ không chấp nhận nhưng hiện tại mọi thứ có vẻ ổn. Sau khi tôi nhận lời, cô ấy đã inbox nói chuyện với tôi...


Cô ấy hỏi tôi, cô ấy có sai không khi bên anh, cô ấy cũng nói thấy áy náy với tôi..Thật tâm tôi chưa từng trách cô ấy, tình yêu vốn dĩ không thể phân định đúng hay sai. Ai sai, ai có lỗi liệu còn quan trọng nữa không. Ngày hôm ấy, tôi và cô ấy đã nói rất nhiều chuyện. Cô ấy muốn chúng tôi là bạn, và khẳng định sẽ không có vấn đề gì nếu tôi và anh vẫn có thể xem nhau là bạn. Tôi trả lời bằng một icon mặt cười còn tâm lại luôn nghĩ, liệu tôi có thể trở thành bạn của cả hai, người yêu cũ và người yêu mới của anh ấy...
Nguồn: Báo phụ nữ

5 bệnh có nguy cơ bùng phát và lây lan trong tiết trời vào đông sang xuân

Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm, cúm gia cầm, liên cầu lợn khuẩn là 5 bệnh có nguy cơ bùng phát và lây lan trong tiết trời vào đông sang xuân.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khuyến cáo phòng ngừa đối với một số dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm trong mùa đông xuân 2015-2016.

Bệnh tay chân miệng

Là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus đường ruột gây ra, dễ lây truyền từ người sang người theo đường tiêu hóa và tiếp xúc, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi. Tỷ lệ người lành mang trùng chiếm 71%. Trong 10 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 46.646 ca, 6 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2014, số ca mắc giảm 31,2%.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ, tuy nhiên có thể nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
Khuyến cáo cộng đồng phòng bệnh:
  • Vệ sinh cá nhân: Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày ở cả người lớn và trẻ em. Trước khi chế biến thức ăn, ăn hay cho trẻ ăn, trước lúc bế ẵm trẻ, sau đi vệ sinh, sau thay tã và làm vệ sinh cho trẻ... cần rửa tay sạch.
 
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày ở cả người lớn và trẻ em. (Ảnh: Lê Phương).
  • Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi). Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  • Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Thu gom và xử lý chất thải của trẻ: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  • Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
  • Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của bé để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh. Không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
  • Trong trường học: Bố trí đủ bồn rửa tay có vòi nước và xà phòng ở những vị trí thuận lợi cho học sinh rửa tay. Hướng dẫn học sinh rửa tay đúng cách, thường xuyên với nước và xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu.
  • Đối với các trường mẫu giáo, cơ sở trông giữ trẻ: Thường xuyên rửa sạch bàn tay trẻ, người giữ trẻ xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày. Lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày. Đối với trường có tổ chức bữa ăn tại trường cần đảm bảo ăn chín, uống chín, đủ chất dinh dưỡng.

Sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm virus Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Trong 10 tháng đầu năm cả nước ghi nhận 58.633 trường hợp mắc tại 52 tỉnh thành phố, 42 trường hợp tử vong.
Khuyến cáo phòng sốt xuất huyết trong cộng đồng:
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn. Thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước. Thay nước bình hoa, bỏ muối, dầu hóa chất diệt loăng quăng, bọ gậy vào bát nước kê chân chạn và các ổ nước đọng.
  • Hàng tuần loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
  • Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
  • Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Thực hiện tuyên truyền, vận động giáo viên, học sinh tham gia phòng chống sốt xuất huyết tại các trường học
  • Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Bệnh cúm

Là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đặc biệt ở trẻ em.
Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.
Virus cúm A có khả năng gây nhiễm các loài động vật có vú (như lợn và ngựa), các loài chim và gia cầm. Tất cả tuýp virus cúm A tồn tại trong quần thể chim nước hoang dại. Virus cúm B và C chỉ gây bệnh ở người. Thời gian ủ bệnh ngắn, từ 1-5 ngày, trung bình là 2 ngày. Mọi người đều có khả năng cảm nhiễm cao với bệnh. Tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng virus cúm mới rất cao, có thể lên tới 90% cả người lớn và trẻ em.


Mọi người đều có khả năng cảm nhiễm cao với bệnh cúm mùa.
Khuyến cáo cộng đồng phòng bệnh cúm mùa:
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
  • Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
  • Tiêm văcxin cúm mùa phòng bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
  • Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Bệnh cúm gia cầm

Đặc điểm của bệnh:
Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus cúm tuýp A, với các triệu chứng thường gặp là sốt cao trên 38 độ C, ho, khó thở, suy hô hấp có thể dẫn đến tử vong.
Tác nhân gây bệnh là virus cúm A thường biến dị nhanh. Có tính sinh bệnh cao, có khả năng gây bệnh nặng ở người. Chim có thể đào thải virus ít nhất 10 ngày theo đường miệng và phân. Có khả năng truyền trực tiếp từ chim, gia cầm sang người. Nếu có nhiều người mắc bệnh thì làm tăng khả năng là người bệnh trở thành nơi trộn lẫn các virus cúm người và động vật tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái tổ hợp hình thành virus mới với gene virus cúm người.
Có thể tồn tại lâu ở môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ thấp, có thể sống hàng tháng ở nhiệt thấp. Ở nhiệt độ 37 độ C có thể sống nhiều ngày trong phân của gia cầm.
Khuyến cáo cộng đồng phòng bệnh cúm gia cầm:
  • Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Đảm bảo ăn chín, uống chín. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
  • Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
  • Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
  • Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Bệnh liên cầu lợn ở người

Bệnh liên cầu lợn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn liên cầu lợn có tên khoa học là Streptococcus Suis lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn mắc bệnh. Bệnh có các biểu hiện lâm sàng đa dạng, hay gặp nhất là thể viêm màng não và sốc nhiễm khuẩn:
Viêm màng não: Sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác... xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.
Sốc nhiễm khuẩn: Sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... dẫn đến hôn mê và tử vong.
Thời gian ủ bệnh trung bình từ khi phơi nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên khoảng 2 ngày, dao động từ 3 giờ đến 14 ngày. Người bị nhiễm S.suis thường do tiếp xúc trực tiếp (chăn nuôi, giết mổ) hoặc sử dụng các sản phẩm từ lợn như tiết canh, thịt, phủ tạng của lợn ốm, chết chưa được nấu chín. Trong 11 tháng đầu năm 2015, ghi nhận 82 trường hợp mắc mới, 10 trường hợp tử vong.
Khuyến cáo cộng đồng phòng bệnh liên cầu:
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không ăn tiết canh, nội tạng lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín (lòng, tim, gan, thận chần tái, thịt tái, nem chua, nem chạo...).
  • Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
  • Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, lợn chết. Tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.
  • Người khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra cần cẩn trọng với các bệnh truyền nhiễm khác như sởi, rubella, bạch hầu..
Nguồn: Báo phụ nữ

Bà mẹ ở nhà chăm con có thể "đáng giá" hơn 140.000 USD/năm

Ở nhà chăm con hay đi làm rồi thuê người giúp việc là câu hỏi muôn thuở và là nỗi trăn trở của rất nhiều bà mẹ có con nhỏ.
Nhiều người cho rằng việc ở nhà chăm con khiến mẹ không còn cơ hội việc làm, không được thăng tiến và phải từ bỏ rất nhiều thứ để rồi họ quyết định để con ở nhà cho ông bà, người giúp việc, hoặc đưa con đi nhà trẻ mặc dù trong lòng chẳng giây nào ngừng lo nghĩ đến con.


Cũng chẳng trách được họ khi gánh nặng cơm áo gạo tiền, mối lo về kinh tế, vật chất cứ đeo bám. Bởi có một thực tế là tất cả những bà mẹ ở nhà chăm con không bao giờ được nhận lương cho công việc mà họ đang làm. Chỉ là một cái tên đơn giản “ở nhà chăm con”, nhưng “nghề” này đâu có chỉ cần vận dụng một kỹ năng như kế toán, thiết kế hay viết lách mà nó bao gồm rất nhiều công việc “không tên” đòi hỏi những kỹ năng cao không kém gì những người làm nghề chuyên nghiệp.
Bà mẹ ở nhà chăm con có thể "đáng giá" hơn 140.000 USD/năm
Như mẹ của cựu tổng thống Mỹ John F. Kennedy, bà Jose Keneday, từng nói: "Tôi nhìn nhận về việc nuôi dạy con không chỉ là một công việc của tình yêu, của bổn phận, trách nhiệm mà còn là một 'nghề'. Cái nghề đòi hỏi bạn phải làm những điều tốt nhất có thể”.
Có lẽ chỉ có những bà mẹ đã và đang trải qua những tháng ngày ở nhà chăm con mới hiểu rằng nuôi con chính là công việc khó khăn nhất và vất vả nhất của một người phụ nữ.

Hình ảnh cho thấy nỗi vất vả của các bà mẹ ở nhà chăm con.

Vất vả là thế nhưng có mấy người xung quanh thấu hiểu được nỗi cực nhọc của các mẹ, vậy nên vẫn có những câu nói có vẻ mỉa mai, coi thường rằng: “Ở nhà chăm con thì có gì mà vất vả” hoặc “Ba cái việc lặt vặt đó tôi làm loáng là xong”.
Họ nói ra những câu như vậy nhưng đâu có biết rằng phụ nữ “ở nhà chăm con” là đã gián tiếp giúp gia đình tiết kiệm hàng “núi tiền”. Nếu bạn còn nghi ngờ thì hãy xem những liệt kê và con số sau sẽ thấy.
Bạn có nghĩ việc ở nhà chăm con đơn giản, chỉ việc cho con ăn, tắm rửa giặt rũ và nấu cơm cho con hoặc cùng lắm là chơi với con? Nếu bạn nghĩ như vậy thì bạn đã nhầm to.


Phải thừa nhận rằng các bà mẹ ở nhà chăm con chính là những người lao động đáng giá nhất trên thế giới.
Trang Index.com đã liệt kê ra những nhiệm vụ và thời gian mà các bà mẹ ở nhà trông con phải làm, bao gồm:
- Đầu tiên vẫn phải là việc chăm sóc những đứa trẻ (bao gồm vô số những việc không tên mà nếu có liệt kê ra thì có lẽ mất cả ngày không hết) và chúng tốn khoảng 40 giờ/1 tuần.
- Nấu ăn là việc không thể không thể không kể đến (chiếm khoảng 14 giờ/1 tuần)
- Đi chợ mua sắm (3 tiếng/1 tuần)
- Lau dọn nhà cửa (10 giờ/1 tuần)
- Giúp con làm bài tập về nhà (10 giờ/1 tuần)
- Chăm sóc vấn đề sức khỏe cho cả gia đình (2 giờ/1 tuần)
- Lên kế hoạch các hoạt động mùa hè (40 giờ/1 tuần)
- Cắt tóc cho con (1/2 giờ/tuần)
- Sửa chữa đồ đạc (nếu cần) (5 giờ/tuần)
- Lái xe (9 giờ/tuần)
- Tính toán chi tiêu (0,5 giờ/tuần)
- Theo dõi sự phát triển của con (5 giờ/tuần)
Và còn vô vàn những việc khác tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình mà các bà mẹ phải đảm nhiệm thêm. Một tuần có 7 ngày với 168 tiếng đồng hồ nhưng mới kể sơ qua những công việc bị cho là lặt vặt như kể trên đã chiếm đến 139 tiếng, vậy không biết các bà mẹ ăn uống, nghỉ ngơi như thế nào? Và thật không ngoa khi nói rằng họ là “siêu nhân”.
Trang Insure.com ước tính rằng một bà mẹ trung bình dành 40 giờ một tuần, 52 tuần một năm, để chăm sóc con của mình, đấy là chỉ tính riêng việc chăm sóc con.
Tiền lương trung bình 1 giờ cho công việc chăm sóc trẻ em năm 2015 tại Mỹ khoảng 11.10 USD, tương đương 23.000 USD mỗi năm (khoảng trên 520 triệu đồng).
Đấy là còn chưa kể các nhiệm vụ khác, chẳng hạn như là tài xế, đầu bếp, y tá, giáo viên, tư vấn viên, kế toán, và thậm chí là thám tử tư (theo dõi hoạt động của con). Khi cộng tất cả các con số lại thì tổng lên đến 65.283 USD.


Sau tất cả, nhiều bà mẹ vẫn quyết định ở nhà chăm con vì mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con.
Vất vả vậy nhưng đổi lại họ được ở gần con, được toàn tâm toàn ý chăm sóc cho gia đình. Nếu phải kể ra nhưng ích lợi của việc ở nhà chăm sóc con thì người ta cũng có thể liệt kê ra hàng tá ưu điểm như: gia đình có thể tiết kiệm một khoản chi phí lớn, mẹ được gần gũi, quan sát từng mốc phát triển quan trọng của con, tình cảm mẹ con gắn kết, mẹ chăm sóc tốt hơn cho cả gia đình…
Nguồn: Báo phụ nữ

Cơm cuộn váng đậu dẻo thơm, giàu dinh dưỡng

Cơm cuộn váng đậu rất giàu dinh dưỡng mà đặc biệt ngon miệng nhờ phần cơm dẻo thơm cùng nhiều loại rau củ tươi ngon.

Nguyên Liệu:

 
2 chén gạo
1 chén nước dùng gà
30g nấm
30g cà rốt
30g măng
1 lá váng đậu
2 muỗng cafe dầu mè
1 muỗng cafe muối
½ muỗng cafe tiêu trắng xay
1 đậu cô ve hấp chín
1 quả trứng
50g bột chiên xù

Cách Làm:

 
Nấm, măng, cà rốt thái nhỏ cho vào nấu cùng cơm và 1 chén nước dùng gà, bạn có thể thêm nước để phù hợp với gạo nhà bạn nhé!

 
Khi cơm chín thì cho muối, dầu mè, tiêu vào trộn đều.

 
Đánh tan trứng sau đó dùng phới silicon phết đều lên miếng váng đậu. Cho cơm, đậu cô ve vào giữa.

 
Cẩn thận cuộn cơm lại, phết thêm trứng lên bề mặt váng đậu.

 
Lăn đậu hũ qua bột chiên xù sau đó đặt lên giấy bạc và nướng ở 180 độ C trong vòng 12 phút. Khi ăn bạn cắt thành từng khoanh tròn và chấm cùng tương ớt hoặc tương cà.

Thành Phẩm:

Váng đậu hay được gọi là đậu hũ ky hoặc phù trúc được làm từ đậu nành. Trong quá trình nấu đậu, sẽ có một lớp đậu mỏng giàu đạm và chất béo sẽ nổi lên bề mặt sữa đậu và người ta sẽ lớp màng mỏng này để phơi khô thành váng đậu. Với những người ăn chay thì có lẽ đã khá quen thuộc với loại nguyên liệu này. Khi chế biến theo kiểu luộc hay hấp thì sẽ có độ sật dai ngon, khi nướng hoặc chiên thì sẽ giòn tan cực hấp dẫn. Bạn hãy học cách làm cơm cuộn váng đậu này nhé, món ăn này vô cùng giàu dinh dưỡng mà đặc biệt ngon miệng nhờ phần cơm dẻo thơm cùng nhiều loại rau củ, và lớp vỏ đậu hũ ky giòn rau ráu chấm cùng tương ớt cay nhẹ thật hợp!
 

Chúc các bạn thành công với cách làm cơm cuộn này nhé!
Nguồn: Báo phụ nữ

Cân nặng sẽ không còn là vấn đề khiến bạn gái phải lo lắng nếu uống nước này

Cân nặng sẽ không còn là vấn đề khiến bạn gái phải lo nghĩ nhiều nếu uống nước dưới đây!
Nước lọc

Uống nước lọc giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Theo Reader's Digest, chúng ta đều biết nước lọc là đồ uống không thể thiếu để duy trì sự sống cho con người, đồng thời nó còn có tác dụng giảm cân tốt nhất. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước trước bữa cơm giúp bạn ăn ít hơn. Đặc biệt, nước lạnh kích thích sự trao đổi chất, tăng cường khả năng đốt cháy calo của cơ thể.
Uống 2 ly nước mỗi ngày có thể gia tăng 30% tỷ lệ trao đổi chất. Bên cạnh đó, thiếu nước có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, da xấu, táo bón. Nếu cảm thấy nước lọc gây nhàm chán, bạn có thể thêm lát chanh tươi, dưa chuột hay cà chua lạnh để tạo hương vị mà không làm tăng calo.
Trà xanh
Đây là loại đồ uống giúp tăng cường sự trao đổi chất và tốc độ giảm cân. Chiết xuất trà xanh chứa polyphenol và caffein, giúp sinh nhiệt, làm tăng quá trình oxy hóa chất béo, do đó tăng tỷ lệ trao đổi chất. Trà xanh cũng làm giảm cơn thèm ăn, giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Nước gừng

Nước gừng giúp giảm chứng thèm ăn.

Nước gừng giúp giảm chứng thèm ăn, do vậy bạn sẽ không có cảm giác đói mỗi khi thức dậy. Gừng vốn là vị thuốc đông y tốt cho phế, tỳ, vị, thận, đại tràng, giúp làm ấm, chống lạnh và hồi phục cơ thể.
Uống một cốc nước gừng ấm mỗi sáng giúp loại bỏ độc tố, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy hệ tiêu hóa và đốt mỡ cực kỳ tốt. Hơn nữa, trong gừng có chứa nhiều cineole cực kỳ tốt trong việc giải tỏa stress, nhức nửa đầu, giúp ngủ ngon.
Nước bột nghệ
Chất curcumin trong tinh bột nghệ giúp ngăn chặn sự hình thành các lớp mỡ rất tốt cho việc giảm cân.
Bột nghệ sẽ đánh bay mỡ thừa, giúp loại bỏ độc tố, kháng viêm, giúp làn da tươi sáng, hồng hào. Nghệ còn giúp giảm lượng cholesterol thừa trong máu, duy trì ổn định sức khỏe.
Cách pha chế: 3 thìa cafe bột nghệ và 250ml nước ấm khuấy đều và dùng trước bữa sáng 30 phút.
Lưu ý, những người bị sỏi thận không nên uống nghệ quá nhiều.
Nguồn: Báo phụ nữ

Những con giáp có quý nhân phù trợ gặp dữ hóa lành tháng 1/2017

Trong tháng 1/2017, tuổi Sửu, Thìn, Mão và Tuất là những con giáp cực kỳ may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng hoa, gặt hái được nhiều thành công.
Tuổi Mão
Vận may của người tuổi Mão được phục hồi. Bạn sẽ có nhiều may mắn về tài lộc. Trưng bày cóc ba chân hoặc một tô đầy những thỏi vàng và đá quý để tăng cường vận may về tài lộc. Tuổi Mão tiếp tục được hưởng may mắn ở hướng nam với nhiều đèn và ngựa. Điều này sẽ mang đến cho bạn may mắn về thanh danh. Người tuổi Mão đối diện với những thất thoát vể tài chính, có thể bị trộm cướp trong nửa cuối năm 2017, để hạn chế điều này bạn nên có một cặp phục khuyển ở cửa chính.
Năm 2017, người tuổi Mão sẽ có cơ hội chứng tỏ năng lực của mình trong công việc. Đây là thời điểm để bạn cho mọi người thấy giá trị của bản thân nên cần biết nắm bắt thời cơ. Tất nhiên, để có thể đạt được thành công thì bạn sẽ phải dành nhiều thời gian và tâm sức cho công việc. Hãy lên kế hoạch thật cẩn thận, phân tích các mặt lợi, hại để phát huy được lợi thế sẵn có nhằm đảm bảo hiệu quả công việc.


Tuổi Thìn
Năm 2017, những người tuổi Thìn là mệnh "Hợp Thái Tuế" nên mọi phương diện đều vô cùng thuận lợi. Trong cả một năm, đầu óc của họ hoạt động một cách tích cực và hiệu quả. Họ sẽ có thật nhiều cơ hội để thể hiện năng lực của bản thân, nhờ đó họ sẽ được cấp trên đánh giá cao. Vào những thời điểm quan trọng, quý nhân sẽ xuất hiện và giúp họ trở nên sáng suốt và tỉnh táo nhất.
Không những thế, họ còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè. Người tuổi Thìn không những thuận lợi trong công việc, mà còn tránh được những hiểm họa rình rập. Tuy nhiên, để con đường thành công không bị gián đoạn, người tuổi Thìn cần thay đổi tính nôn nóng, bộc trực. Sự nôn nóng của bạn có thể làm hỏng nhiều hợp đồng làm ăn quan trọng.


Tuổi Sửu
Trong danh sách con giáp thành công nhất năm 2017, trước tiên phải kể đến người tuổi Sửu. Bước vào năm Đinh Dậu, vận trình của người tuổi Sửu sẽ vô cùng suôn sẻ, thuận lợi. Nhờ ba đại cát tinh là Hoa Cái, Đường Phù và Tam Đài phù trợ nên sự nghiệp thăng hoa, gặt hái được nhiều thành công và có cơ hội thăng tiến cao.
Thậm chí không cần phải nhờ đến sự trợ giúp của quý nhân, người tuổi Sửu hoàn toàn có thể tự mình phấn đấu để vươn lên. Họ làm việc chăm chỉ, không ngừng nỗ lực phấn đấu để khẳng định vị trí của mình. Trong năm mới, bạn hãy vận dụng trí tuệ tưởng tượng, sự sáng tạo để biến mơ ước thành hiện thực nhé.
Tuy nhiên, tuổi Sửu cũng có thể gặp những giai đoạn rắc rối vào giữa năm 2017, nhưng qua những thời khắc này, tất cả sẽ ổn thỏa. Thời gian đó, bạn nên tránh ra ngoài vào ban đêm, cẩn thận với đồ đạc và tiền bạc khi đi ra ngoài một mình.
Tuổi Tuất
Những người tuổi Tuất là những người được nhiều ngôi sao may mắn chiếu mệnh khi bước qua năm Đinh Dậu nên vận tài lộc của họ luôn sáng sủa. Họ sẽ nhận được nhiều khoản thu từ việc cho, biếu và tặng. Ngoài ra, họ còn nhận được sự giúp đỡ của sao Thái Tuế nên cả sự nghiệp, tình duyên và tình trạng sức khỏe luôn gặp nhiều thuận lợi.
Đặc biệt do Thần Tài sẽ gõ cửa với tuổi Tuất nên họ sẽ có nhiều cơ may trúng xổ số, quay thưởng khuyến mãi trong năm mới.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
Nguồn: Báo phụ nữ

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Những thực phẩm “ăn gì để có làn da đẹp” có thể khiến da bạn đẹp hơn mỗi ngày

Một chế độ ăn uống và tập luyện điều độ không những mang lại cho bạn một sức khỏe tốt, tinh thần phấn chấn mà đặc biệt còn giúp bạn có một làn da đẹp.
Cùng tìm hiểu menu những thực phẩm “ăn gì để có làn da đẹp” có thể khiến da bạn đẹp hơn mỗi ngày.
Nước

Đầu tiền và quan trọng nhất chính là nước, 90% cơ thể là nước nên việc uống đủ nước mỗi ngày là hết sức quan trọng. Mỗi ngày, chúng ta được khuyên nạp vào cơ thể ít nhất 2 lít nước, lượng nước này giúp cơ thể vận hành tốt, lọc và thải các chất cặn bã qua hệ bài tiết, và hơn thế nữa, nước giúp làn da được cung cấp đủ độ ẩm, da khỏe, săn chắc và mềm mượt hơn.
Vitamin A
Còn được biết đến dưới cái tên Retinol, vitamin A cần thiết cho việc tái tạo và giúp các tế bào da phát triển. Thiếu vitamin A, da bạn sẽ mất đi sự đàn hồi, khô ráp và nổi mẩn ngứa. Bạn có thể bổ sung vitamin A cho da và cơ thể bằng thịt, trứng, sữa, cà rốt, rau bina, cải xanh, quả mơ…
Vitamin C

Nếu bạn muốn có một làn da khỏe mạnh, căng mịn và ít nổi mụn, hãy ăn nhiều trái cây có vị chua như họ cam, chanh, dâu tây, bông cải xanh… chúng cung cấp cho bạn một lượng vitamin C dồi dào giúp da sáng và khỏe. Không những vậy, vitamin C còn cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen cho da, giúp xây dựng tế bào da khỏe mạnh, đàn hồi và tươi tắn.
Vitamin E

Bạn nên ăn nhiều hạt hướng dương, hạnh nhân, nho tươi ăn cả vỏ hay có thể nhấm nháp một ly rượu vang đỏ mỗi ngày… vì trong những thực phẩm này có chứa nhiều vitamin E và các hợp chất chống ôxy hóa cao. Vitamin E là dưỡng chất tự nhiên giúp da chống lại tác hại của tia UV trong ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa sự lão hóa của làn da, mang lại cho bạn một làn da khỏe khoắn.
Kẽm
Có tác dụng giống với vitamin A, kẽm có rất nhiều trong các loại cá và hải sản, ngoài ra còn có trong đậu phụ, bơ lạc…
Mỡ, da động vật
Ăn một lượng mỡ động vật vừa đủ (tuần/lần) không những không có hại mà còn giúp da bạn căng mịn, tăng tính đàn hồi do có chứa một nguồn collagen tự nhiên rất dễ hấp thu, giúp tái tạo và củng cố kết cấu của da. Đặc biệt, ăn mỡ và da động vật (heo, gà…) giúp tạo nên chất bôi trơn các khớp xương, hạn chế tình trạng khô, thoái hóa các khớp ở người lớn tuổi…
Nguồn: Tạp chí phụ nữ

Đậu phụ chiên sốt dầu hào đậm đà, hoàn hảo cho gia đình

Chỉ với nguyên liệu chính là đậu phụ và một chút gia vị kèm theo là bạn đã có ngay một món đậu phụ chiên sốt dầu hào đậm đà rồi đấy. 


Nguyên liệu:


300g đậu phụ
½ cây hành hoa
Một ít ớt chuông xanh, đỏ
Một ít bột ngô
5 thìa dầu ớt
1 tép tỏi băm nhỏ
1 thìa dầu hào
Nước tương, giấm, đường, nước, rượu gạo, dầu ăn.

Bước 1:
Đậu phụ thái miếng vừa ăn, dùng giấy thấm khô đậu phụ.

Bước 2:
Hành và ớt thái nhỏ

Bước 3:
Cho đậu phụ vào túi, thêm bột ngô vào xóc đều cho bột phủ đều các mặt đậu phụ.

Bước 4:
Đun nóng dầu ăn trong chảo, cho đậu phụ vào chiên chín vàng thì gắp ra đĩa có lót giấy thấm dầu.

Bước 5:
Cho 1 thìa dầu hào vào bát, thêm 1 thìa nước tương, 2 thìa đường, 2 thìa giấm, 1 thìa rượu gạo, 2 thìa nước vào hòa tan.

Bước 6:
Đổ dầu ớt vào chảo, thêm tỏi băm nhỏ vào xào thơm, tiếp đó cho hành ớt thái nhỏ vào. Thêm nước sốt đã pha vào đun chung. Cuối cùng thêm đậu phụ vào rim chung cho đến khi nước sốt sánh lại thì tắt bếp.
Thành phẩm:
 Từng miếng đậu phụ chiên sốt dầu hào thấm đẫm nước sốt vàng óng, món ăn vừa có vị ngọt lại cay nhẹ nên rất thích hợp cho các bữa cơm tối mùa đông. Hơn nữa món ăn lại chế biến khá nhanh, chỉ với nguyên liệu chính là đậu phụ và một số gia vị thường ngày trong nhà bếp là bạn đã có một món ăn hoàn hảo cho gia đình mình rồi đấy.  


Chúc các bạn làm được món đậu phụ chiên giòn sốt dầu hào thật ngon nhé!
Nguồn: Tạp chí phụ nữ

10 điều khi trẻ bước vào giai đoạn chập chững biết đi

Bài viết này sẽ cho bạn biết 10 điều mà bạn sẽ phải đối mặt hàng ngày khi trong nhà đang có một đứa trẻ chập chững biết đi.
Chúng ta chuẩn bị mọi thứ để đón em bé sơ sinh về nhà – nhưng không có ai chỉ cho các bố mẹ cách đối với những đứa trẻ bước vào giai đoạn chập chững biết đi – đầy năng lượng, nghịch ngợm, bướng bỉnh, chống đối với cha mẹ và có khả năng tạo ra nhiều điều kinh khủng…
 
1. Trẻ có đầy năng lượng như một người vừa được truyền nước tăng lực
Làm thế nào mà một đứa trẻ nhỏ lại có thể thức dậy vào lúc 5 giờ sáng, hoạt động liên tục như một tân binh trong quân đội suốt 14 giờ, bỏ cả giấc ngủ trưa, và trải qua thêm 3 giờ la hét bài hát yêu thích ở trong nôi? Trẻ sơ sinh sẽ bị kiệt sức nếu thiếu ngủ và được cho ăn liên tục, nhưng với trẻ giai đoạn chập chững biết đi thì vận động là nhu cầu mãi mãi, không bao giờ biết mệt.
 

Trẻ sẽ liên tục thay đổi hướng, chạy lòng vòng làm cho bạn rơi vào tuyệt vọng khi cố gắng giữ trẻ đứng yên trong khi chúng thì gắng hết sức chạy theo hướng ngược lại. Những ví dụ này sẽ cho bạn hiểu lý do tại sao cuối cùng tất cả các bà mẹ đều từ bỏ những đôi giày yêu thích mà thay vào đó là giày thể thao hoặc dép chỉnh hình.

2. Giấc ngủ hồi quy có thể xảy ra với trẻ
Khi bạn vừa nghĩ rằng bạn đã rèn xong về giờ giấc ngủ cho con thì trẻ mới biết đi của bạn quyết định sẽ có giấc ngủ hồi quy - có nghĩa là một em bé đã ngủ say, đột ngột bắt đầu thức dậy thường xuyên vào ban đêm hoặc từ chối ngủ trưa trong ngày – và thức giấc 15 lần trong đêm.
Tất nhiên, bạn phải ngồi lại trong căn phòng tối tăm của trẻ, cố gắng không ngủ gật để vỗ về xoa lưng nhẹ nhàng cho con cho đến khi con ngủ lại.
Theo tờ Babysleepsite thì những giấc ngủ hồi quy thường kéo dài trong một khoảng thời gian (từ 2-6 tuần). Sau đó, bé của bạn sẽ trở về với giấc ngủ bình thường của chúng.
 
3. Bố mẹ buộc phải trở thành bình luận viên những chương trình TV yêu thích của trẻ
”Xin chào, đây là tòa soạn báo NYT phải không? Tôi muốn kể lại câu chuyện 2000 từ về nhóm bút chì màu của tôi. Chắc chắn nó sẽ trông giống một nhóm bạn bút chì đủ màu sắc cười đùa khúc khích, vui vẻ và một cục tẩy khó tính – người sẽ làm việc cùng nhóm bút chì màu trong một bản vẽ. Nhưng nó chỉ là một câu chuyện ngụ ngôn của nước Mỹ sau cuộc đại suy thoái và cuộc đấu tranh chống lại sự bất bình đẳng trong xã hội mà thôi. Nó không mang tính thực tiễn, giáo dục cao. Alo?...”.
Trong nhà có một đứa trẻ đang ở tuổi tập đi, bạn sẽ phải trở thành bình luận viên bất đắc dĩ như thế.
 
4. Đôi khi, trẻ không có hứng thú xem TV
 

Bạn mong muốn bé ngồi yên xem phim hoạt hình để bạn có thời gian nghỉ ngơi ư? Thật tiếc là trẻ nhỏ không thể hoàn toàn tập trung vào TV như bạn mong muốn. Thường thì trẻ sẽ lạch bạch đứng dậy và đi mất sau 10 phút nên bạn không thể khoanh chân mà ngồi lướt Facebook trong vòng 1 giờ được. Nếu điều này xảy ra với bạn, bạn nên lấy một chiếc gối, úp mặt vào rồi hét lên và hãy lặp lại khi cần thiết.

5. Việc trẻ tự giác đi vệ sinh thực sự là mơ ước của bạn
Bạn nghĩ rèn trẻ ngồi bô thật dễ dàng. Nhưng thực tế thì các bạn nhỏ này không có hứng thú với bô.
Việc huấn luyện con đi vệ sinh bằng bô là bài kiểm tra khó nhằn dành cho cha mẹ. Bạn sẽ phải buông bỏ hết tất cả những hy vọng của mình để dạy con: làm thế nào để con chịu ngồi xuống, dạy trẻ cách cầm giấy vệ sinh… Nhưng rồi mọi thứ lại đâu vào đấy, bé vẫn tè dầm và ị đùn bất cứ lúc nào.
 
6. Bạn sẽ phải dọn vệ sinh giường, nôi thường xuyên
Bạn thường mang tã cho trẻ trước khi vào giường hoặc nôi để ngủ, nhưng chiếc tã đôi khi không hoàn thành được nhiệm vụ của mình, chúng thường bị chảy tràn ra ngoài, và thật tệ hại hơn nữa là trẻ còn “ị” ngay cả khi đang ngủ mà không hề hay biết. Điều đó dẫn đến việc bạn phải thường xuyên chùi rủa, giặt giũ giường chiếu. Và thậm chí khi trẻ ngừng mang tã, chúng vẫn chưa thể kiểm soát được bàng quang của mình. Vì vậy, đừng mua nệm mới trong một vài năm.

7. Ở đâu cũng có ‘bẫy” nguy hiểm đối với trẻ
“Cẩn thận khi đi lên cầu thang”, “Nhớ là con không được đến gần con chó khi đi trên đường, nó có thể sẽ cắn con đấy”, “Bỏ tay ra khỏi cái bô, đó không phải là đồ chơi”, “Dừng ngay việc trèo lên tủ lạnh”, “Ôi trời, con đang trang trí cho tường nhà mình sao?”… Đó là những câu “thần chú” của bạn. Bạn sẽ được lặp lại nó mỗi ngày.

8. Sở thích ăn uống thay đổi mỗi tuần
Có một buổi tối, con bạn đã ăn hết một miếng bông cải xanh và bạn cảm thấy vô cùng phấn khích khi đã rèn được cho con chịu ăn rau xanh. Tuần tiếp theo, con bạn không chỉ từ chối ăn bông cải mà còn tuyên bố rằng bé không bao giờ thích ăn chúng. Rồi con bạn đột nhiên chán ăn pizza. Sẽ đến lúc bạn phải ghé siêu thị mua một túi khoai tây chiên vì đây là món duy nhất bé muốn cho bữa tối.


9. Bạn sẽ thông thạo ngôn ngữ của trẻ dù nó rất khó hiểu
Ngôn ngữ của bé rất có thể là sự kết hợp của những tiếng lẩm bẩm, dấu hiệu tay và âm thanh nhỏ xíu mơ hồ. Tuy nhiên, bằng cách nào đó bạn hiểu tất cả mọi thứ và có thể có một cuộc trò chuyện đầy đủ với con bạn. Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi bạn là người duy nhất trong thế giới biết "ba" có nghĩa là "tắm" và "baaa" có nghĩa là "bình sữa".
 
10. Những đứa trẻ tập đi sẽ làm mọi thứ thật khinh khủng để bộc lộ cơn giận dữ của mình tại nơi công cộng
 
Trẻ có thể phì nước bọt xung quanh miệng trông thật khủng khiếp liên tục trong suốt thời gian bố mẹ lái xe trở về nhà. Trẻ sẽ hét lên trong siêu thị, rồi cầm một hũ dưa chua và làm vỡ nó ra sàn. Trẻ sẽ đánh, đẩy, cắn, véo những đứa trẻ khác. Trẻ sẽ đẩy hết tất cả các thức ăn ra khỏi bàn trong một nhà hàng như thể chúng chính là người chủ mưu trong cuộc chiến với các bà nội trợ. 
Nuôi dạy một đứa trẻ ở giai đoạn chập chững tập đi đôi khi khiến bạn phải xấu hổ và thấy thật kinh khủng nhưng bạn phải hết sức bình tĩnh và nhân hậu. Vào những lúc như thế này, bạn sẽ nhận ra rằng không có cha mẹ hoặc đứa trẻ nào là hoàn hảo, và mỗi người trong chúng ta sẽ có những lúc yếu mềm. Hãy ôm lấy con, vỗ về con để con bình tĩnh và hãy gật đầu, khẽ mỉm cười chia sẻ sự thông cảm khi thấy những cha mẹ khác đi qua.
Nguồn: Tạp chí phụ nữ