Bài viết này sẽ cho bạn biết 10 điều mà bạn sẽ
phải đối mặt hàng ngày khi trong nhà đang có một đứa trẻ chập
chững biết đi.
Chúng ta chuẩn bị mọi thứ
để đón em bé sơ sinh về nhà – nhưng không có ai chỉ cho các bố
mẹ cách đối với những đứa trẻ bước vào giai đoạn chập chững biết đi
– đầy năng lượng, nghịch ngợm, bướng bỉnh, chống đối với cha
mẹ và có khả năng tạo ra nhiều điều kinh khủng…
1. Trẻ có đầy năng lượng như một người vừa được truyền nước tăng lực
Làm thế nào
mà một đứa trẻ nhỏ lại có thể thức dậy vào lúc 5 giờ sáng,
hoạt động liên tục như một tân binh trong quân đội suốt 14 giờ,
bỏ cả giấc ngủ trưa, và trải qua thêm 3 giờ la hét bài hát yêu
thích ở trong nôi? Trẻ sơ sinh sẽ bị kiệt sức nếu thiếu ngủ
và được cho ăn liên tục, nhưng với trẻ giai đoạn chập chững biết đi thì vận động là nhu cầu mãi mãi, không bao giờ biết mệt.
Trẻ sẽ liên tục thay đổi hướng,
chạy lòng vòng làm cho bạn rơi vào tuyệt vọng khi cố gắng giữ
trẻ đứng yên trong khi chúng thì gắng hết sức chạy theo hướng
ngược lại. Những ví dụ này sẽ cho bạn hiểu lý do tại sao
cuối cùng tất cả các bà mẹ đều từ bỏ những đôi giày yêu
thích mà thay vào đó là giày thể thao hoặc dép chỉnh hình.
2. Giấc ngủ hồi quy có thể xảy ra với trẻ
Khi bạn vừa
nghĩ rằng bạn đã rèn xong về giờ giấc ngủ cho con thì trẻ
mới biết đi của bạn quyết định sẽ có giấc ngủ hồi quy - có
nghĩa là một em bé đã ngủ say, đột ngột bắt đầu thức dậy thường xuyên
vào ban đêm hoặc từ chối ngủ trưa trong ngày – và thức giấc 15 lần
trong đêm.
Tất nhiên, bạn phải ngồi lại trong
căn phòng tối tăm của trẻ, cố gắng không ngủ gật để vỗ về xoa
lưng nhẹ nhàng cho con cho đến khi con ngủ lại.
Theo tờ Babysleepsite thì những giấc
ngủ hồi quy thường kéo dài trong một khoảng thời gian (từ 2-6 tuần).
Sau đó, bé của bạn sẽ trở về với giấc ngủ bình thường của chúng.
3. Bố mẹ buộc phải trở thành bình luận viên những chương trình TV yêu thích của trẻ
”Xin chào, đây
là tòa soạn báo NYT phải không? Tôi muốn kể lại câu chuyện 2000
từ về nhóm bút chì màu của tôi. Chắc chắn nó sẽ trông giống
một nhóm bạn bút chì đủ màu sắc cười đùa khúc khích, vui
vẻ và một cục tẩy khó tính – người sẽ làm việc cùng nhóm
bút chì màu trong một bản vẽ. Nhưng nó chỉ là một câu chuyện
ngụ ngôn của nước Mỹ sau cuộc đại suy thoái và cuộc đấu tranh
chống lại sự bất bình đẳng trong xã hội mà thôi. Nó không mang
tính thực tiễn, giáo dục cao. Alo?...”.
Trong nhà có một đứa trẻ đang ở tuổi tập đi, bạn sẽ phải trở thành bình luận viên bất đắc dĩ như thế.
4. Đôi khi, trẻ không có hứng thú xem TV
Bạn mong muốn bé ngồi yên xem phim
hoạt hình để bạn có thời gian nghỉ ngơi ư? Thật tiếc là trẻ nhỏ
không thể hoàn toàn tập trung vào TV như bạn mong muốn. Thường
thì trẻ sẽ lạch bạch đứng dậy và đi mất sau 10 phút nên bạn
không thể khoanh chân mà ngồi lướt Facebook trong vòng 1 giờ
được. Nếu điều này xảy ra với bạn, bạn nên lấy một chiếc
gối, úp mặt vào rồi hét lên và hãy lặp lại khi cần thiết.
5. Việc trẻ tự giác đi vệ sinh thực sự là mơ ước của bạn
Bạn nghĩ rèn trẻ ngồi bô thật dễ dàng. Nhưng thực tế thì các bạn nhỏ này không có hứng thú với bô.
Việc huấn
luyện con đi vệ sinh bằng bô là bài kiểm tra khó nhằn dành cho
cha mẹ. Bạn sẽ phải buông bỏ hết tất cả những hy vọng của
mình để dạy con: làm thế nào để con chịu ngồi xuống, dạy trẻ
cách cầm giấy vệ sinh… Nhưng rồi mọi thứ lại đâu vào đấy, bé vẫn tè
dầm và ị đùn bất cứ lúc nào.
6. Bạn sẽ phải dọn vệ sinh giường, nôi thường xuyên
Bạn thường mang tã cho trẻ trước
khi vào giường hoặc nôi để ngủ, nhưng chiếc tã đôi khi không
hoàn thành được nhiệm vụ của mình, chúng thường bị chảy tràn
ra ngoài, và thật tệ hại hơn nữa là trẻ còn “ị” ngay cả khi
đang ngủ mà không hề hay biết. Điều đó dẫn đến việc bạn phải
thường xuyên chùi rủa, giặt giũ giường chiếu. Và thậm chí khi
trẻ ngừng mang tã, chúng vẫn chưa thể kiểm soát được bàng
quang của mình. Vì vậy, đừng mua nệm mới trong một vài năm.
7. Ở đâu cũng có ‘bẫy” nguy hiểm đối với trẻ
“Cẩn thận khi
đi lên cầu thang”, “Nhớ là con không được đến gần con chó khi đi
trên đường, nó có thể sẽ cắn con đấy”, “Bỏ tay ra khỏi cái bô,
đó không phải là đồ chơi”, “Dừng ngay việc trèo lên tủ lạnh”,
“Ôi trời, con đang trang trí cho tường nhà mình sao?”… Đó là
những câu “thần chú” của bạn. Bạn sẽ được lặp lại nó mỗi
ngày.
8. Sở thích ăn uống thay đổi mỗi tuần
Có một buổi
tối, con bạn đã ăn hết một miếng bông cải xanh và bạn cảm thấy
vô cùng phấn khích khi đã rèn được cho con chịu ăn rau xanh.
Tuần tiếp theo, con bạn không chỉ từ chối ăn bông cải mà còn
tuyên bố rằng bé không bao giờ thích ăn chúng. Rồi con bạn đột
nhiên chán ăn pizza. Sẽ đến lúc bạn phải ghé siêu thị mua một túi khoai
tây chiên vì đây là món duy nhất bé muốn cho bữa tối.
9. Bạn sẽ thông thạo ngôn ngữ của trẻ dù nó rất khó hiểu
Ngôn ngữ của bé rất có thể là sự kết
hợp của những tiếng lẩm bẩm, dấu hiệu tay và âm thanh nhỏ xíu mơ hồ.
Tuy nhiên, bằng cách nào đó bạn hiểu tất cả mọi thứ và có thể có một
cuộc trò chuyện đầy đủ với con bạn. Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi bạn là
người duy nhất trong thế giới biết "ba" có nghĩa là "tắm" và "baaa" có
nghĩa là "bình sữa".
10. Những đứa trẻ tập đi sẽ làm mọi thứ thật khinh khủng để bộc lộ cơn giận dữ của mình tại nơi công cộng
Trẻ có thể
phì nước bọt xung quanh miệng trông thật khủng khiếp liên tục
trong suốt thời gian bố mẹ lái xe trở về nhà. Trẻ sẽ hét lên
trong siêu thị, rồi cầm một hũ dưa chua và làm vỡ nó ra sàn.
Trẻ sẽ đánh, đẩy, cắn, véo những đứa trẻ khác. Trẻ sẽ đẩy
hết tất cả các thức ăn ra khỏi bàn trong một nhà hàng như thể
chúng chính là người chủ mưu trong cuộc chiến với các bà nội
trợ.
Nuôi dạy một đứa trẻ ở giai đoạn
chập chững tập đi đôi khi khiến bạn phải xấu hổ và thấy thật
kinh khủng nhưng bạn phải hết sức bình tĩnh và nhân hậu. Vào
những lúc như thế này, bạn sẽ nhận ra rằng không có cha mẹ
hoặc đứa trẻ nào là hoàn hảo, và mỗi người trong chúng ta sẽ
có những lúc yếu mềm. Hãy ôm lấy con, vỗ về con để con bình
tĩnh và hãy gật đầu, khẽ mỉm cười chia sẻ sự thông cảm khi
thấy những cha mẹ khác đi qua.
Nguồn: Tạp chí phụ nữ
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét