Chỉ cần lấy vài giọt máu gót chân sau đó làm xét nghiệm sàng lọc sau
sinh sẽ giúp phát hiện kịp thời những bệnh lý về nội tiết, rối loạn
chuyển hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ
nhỏ.
Lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh xét nghiệm
là một trong những cách hiện đại gần đây nhằm phát hiện sớm 3 loại bệnh ở
trẻ là bệnh thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng tuyến thượng thận
bẩm sinh để có hướng điều trị phù hợp nhất giúp trẻ khỏe mạnh phát triển
bình thường.
Nhờ xét nghiệm máu gót chân ở trẻ sơ sinh mà có thể phát hiện ra một số bệnh sau:
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
1. Bệnh thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh
Việc xét nghiệm sau sinh cho bé là rất cần
thiết. Việc xét nghiệm lấy máu gót chân sẽ phát hiện sớm bệnh thiếu men
G6PD. Đây là bệnh di truyền, do nhiễm sắc thể (NST) X bị dị dạng, không
còn khả năng tổng hợp được men G6PD.
Thiếu men GPD là một bệnh mà cơ thể con
bạn không tổng hợp được men G6PD như những trẻ bình thường. Men G6PD nằm
trong tế bào hồng cầu. Khi thiếu men, tế bào không biến đổi các sản
phẩm có hại thành sản phẩm không hại, do đó các sản phẩm có hại sẽ tích
tụ trong hồng cầu làm cho hồng cầu dễ vỡ. Việc phát hiện bệnh sớm và
tham vấn tránh sử dụng thuốc, theo dõi vàng da sơ sinh sẽ giúp trẻ bị
thiếu men G6PD bị tán huyết cấp đưa đến thiếu máu, vàng da.
2. Suy giáp bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Suy giáp bẩm sinh là một bệnh lý tuyến
giáp của trẻ không tự sản xuất hoặc sản xuất hormon giáp ít hơn bình
thường. Hormon giáp là chất cần thiết cho não bộ và cơ thể phát triển từ
lúc mới sinh cho đến lúc trưởng thành. Nếu hormon giáp bị thiếu, não và
cơ thể không phát triển đưa đến trẻ ngu đần và lùn không lớn lên được.
Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị bổ sung đủ lượng hormon giáp trong
vòng 2 tuần đầu sau sinh sẽ giúp trẻ phát triển bình thường.
Các mẹ nên có cách phòng bệnh này cho trẻ
sơ sinh như giữ chế độ ăn bổ sung iốt cho mẹ trong giai đoạn mang thai
hạn chế bé sơ sinh mắc bệnh suy giáp. Các bé bị suy giáp bẩm sinh đều
cần được xét nghiệm định kỳ. Trong đó xét nghiệm toàn bộ hormone tuyến
giáp hoặc chỉ riêng hormone T4 hoặc TSH mỗi 4-6 tuần sau khi bắt đầu
điều trị; sau đó là mỗi 1-3 tháng trong năm đầu tiên; mỗi 2-4 tháng năm
thứ hai và thứ ba. Với bé trên 3 tuổi, xét nghiệm có thể tiến hành mỗi
6-12 tháng một lần.
3. Tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh
Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh là một
chứng rối loạn mang tính di truyền ở tuyến thượng thận. Bệnh này không
phổ biến, với tần suất mắc bệnh là 1/12.000-15.000 bé sơ sinh. Khi cơ
thể mắc bệnh này, tuyến thượng thận không thể sản xuất hai hormone
cortisol và aldosterone theo đúng nhu cầu bình thường của cơ thể.
Trường hợp bé gái còn nhỏ tuổi mắc bệnh
tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh âm vật phình to ra có thể trông
giống dương vật cỡ nhỏ. Ngoài ra, khe hở giữa các môi âm vật có thể hơi
đóng lại, che khuất đường vào âm đạo. Đối với bệnh này thì thường khó
phát hiện bệnh khi còn là thai nhi. Bởi khi bé bắt đầu hình thành bên
trong tử cung người mẹ, người ta không thể phân biệt được giữa bộ phận
sinh dục nam với bộ phận sinh dục nữ nên phát hiện bệnh này từ trong bào
thai là rất khó. Ở bệnh tăng tuyến thượng thận bẩm sinh, tuyến thượng
thận sản xuất androgen, khiến cho bộ phận sinh dục của bé gái bắt đầu
phát triển theo hướng nam tính.
Nguồn: Đời sống phụ nữ
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét