Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Đừng xem thường bệnh lồng ruột ở trẻ

Có thể được giải thích ở trẻ nhỏ, kích thước của ruột non và ruột già không cân xứng nên dễ gây lồng ruột.
Hơn nữa đây cũng là thời kỳ bé chuyển từ bú sữa sang ăn dặm, nên dễ làm ruột co bóp bất thường.
Từ lồng ruột nghe có vẻ khó hiểu với mọi người. Để dễ hiểu, bạn hãy tưởng tượng khi một khúc ruột bên trên di chuyển chui vào lòng khúc ruột dưới hay ngược lại, làm tắc nghẽn lưu thông của ruột, gọi là bệnh lồng ruột.
Lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở bé trai hơn bé gái, đặc biệt là ở trẻ còn bú dưới 1 tuổi (chiếm 80 – 90%).
Thành công nhờ kỹ thuật tháo lồng
Ngoài một số ít trường hợp lồng ruột do các u bướu, polype trong lòng ruột, 90% là lồng ruột tự phát không rõ nguyên nhân ở trẻ dưới 1 tuổi. Có thể được giải thích ở trẻ nhỏ, kích thước của ruột non và ruột già không cân xứng nên dễ gây lồng ruột. Hơn nữa đây cũng là thời kỳ bé chuyển từ bú sữa sang ăn dặm, nên dễ làm ruột co bóp bất thường. Ngoài ra, ở trẻ sau một đợt nhiễm siêu vi cũng làm rối loạn co bóp ruột tạo nên lồng ruột. Những năm gần đây, tình hình lan rộng nhiễm siêu vi ở trẻ nhỏ càng làm tăng bệnh lý lồng ruột ở trẻ em. Đặc biệt trong những mùa có dịch cúm, số trường hợp trẻ bị lồng ruột tăng lên rất cao. Tại Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2, mỗi năm nhận trên 350 trường hợp, số lượng bệnh tăng dần vào đầu mùa mưa.


Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh lồng ruột ở trẻ? 

 Việc điều trị bệnh lồng ruột sẽ rất đơn giản nếu như bé được đưa đến BV sớm. Tại BV Nhi Đồng 2, với phương pháp tháo lồng bằng hơi chúng tôi đã thành công gần như 100% các trường hợp lồng ruột trong 24 giờ đầu.
Bé được cho ngủ nhẹ nhàng tại phòng mổ, qua một ống thông nhỏ đặt vào lòng trực tràng, bằng một máy bơm hơi được sản xuất tại BV, dưới sự hướng dẫn của máy soi X- quang tại chỗ, hơi được bơm dần vào trong ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng được tháo ra hoàn toàn. Phẫu thuật (dưới 3% các trường hợp) chỉ đặt ra trong các trường hợp lồng ruột bị tái phát nhiều lần, do u bướu hay khi trẻ nhập viện muộn, lúc ấy ruột đã bị hoại tử có khi phải cắt bỏ cả đoạn ruột.
Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh lồng ruột?
Khi trẻ đang chơi, đột nhiên đau bụng, quấy khóc từng cơn, bỏ bú có thể kèm theo ói nhiều lần, đó là các dấu hiệu sớm của lồng ruột. Nếu muộn hơn bé có triệu chứng tiêu phân lẫn máu đỏ tươi hay máu bầm. Trong trường hợp này, cha mẹ nên đưa cháu đến BV ngay, bé sẽ được chẩn đoán nhanh chóng qua khám bệnh và siêu âm, điều trị đơn giản nhờ tháo lồng bằng hơi.
Điều cần lưu ý là đối với các cháu đang bị sốt, ho hay nhiễm siêu vi trước đó, đột ngột quấy khóc từng cơn là một dấu hiệu nghi ngờ lồng ruột. Ngoài ra, ở trẻ đã bị lồng ruột một lần, luôn có nguy cơ bị tái phát thêm lần nữa, nên khi có các triệu chứng nghi ngờ như trên thì phải đưa cháu đến BV ngay.  Nói chung, lồng ruột rất hay gặp ở trẻ nhỏ, phát hiện không khó, điều trị cũng khá đơn giản nếu được chẩn đoán sớm.

Đừng xem thường bệnh lồng ruột ở trẻ 

Đừng xem thường
Dân gian vẫn cho rằng, khi cha mẹ đùa giỡn tung hứng con thì trẻ sẽ bị lộn ruột nhưng thực tế thì không phải như vậy. BS. Hà Văn Thiệu (Khoa Nội - Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai) cho biết, mặc dù gây khó khăn trong tiêu hóa và dễ bị hoại tử nhưng đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân. Theo kết quả nghiên cứu thì những trẻ có bệnh về đường ruột như u ác tính, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường ruột có liên quan đến căn bệnh này.
Điều đáng lưu ý hơn là khi trẻ bị tiêu chảy virus và vi khuẩn sẽ làm tăng sự co thắt của nhu động ruột dẫn đến ruột bị lồng vào nhau. Theo BS. Thiệu, chế độ uống sữa và ăn dặm thay đổi đột ngột cũng làm cho bé lồng ruột do nhu động ruột bị biến đổi bất ngờ.Khi bị lồng ruột, trẻ được các BS tháo lồng ruột bằng cách bơm hơi để tạo áp lực đẩy đoạn ruột bị lồng ra ngoài đoạn ruột bên ngoài dưới sự hướng dẫn của máy soi X quang tại chỗ. 
Tuy nhiên, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, có một vài trường hợp phải cấp cứu do đoạn ruột của trẻ đã chui sâu vào bên trong gây tắc ruột và phù nề. Khi ruột bị nhiễm trùng huyết sẽ rối loạn nước và điện giải trầm trọng nên phải phẫu thuật cắt bỏ một đoạn ruột nhất là khi bị lủng ruột, điều mà không có ai mong muốn cả.
Nguồn: Cuộc sống phụ nữ

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét